8 Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng không ra máu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Kim Vân - 26/06/2023

Đau bụng kinh nhưng không ra máu vào ngày đèn đỏ là vấn đề khiến bạn cảm thấy lo lắng, hoang mang không biết mình có mắc phải bệnh gì hay không. Tuy nhiên, tình trạng này cũng không hiếm gặp ở nữ giới ở tuổi dậy thì đến tuổi trưởng thành. Vậy tại sao hiện tượng đau bụng kinh mà không ra máu lại xảy ra, nên làm gì khi gặp phải trường hợp này?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nhưng không ra máu

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nhưng không ra máu

Đau bụng kinh nhưng không ra máu là tình trạng của một số chị em khi đến kỳ kinh, phải trải qua những cơn đau đớn ở bụng trước và trong khi đến tháng, cơn đau sẽ kéo dài khoảng 3 ngày và chấm dứt.

Điều này xảy ra do trước khi rụng trứng, thành tử cung sẽ làm dày lên để đón trứng và hoàn thành quá trình thụ tinh. Nhưng trong trường hợp trứng không được thụ tinh, thành tử cung sẽ bỏ đi lớp niêm mạc không cần thiết, trong quá trình đó sẽ gây ra những cơn đau.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp đau bụng kinh nhưng không ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng khác mà có khả năng bạn đang mắc phải như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng.

Các dấu hiệu đau bụng có thể xảy ra ở vùng bụng dưới hoặc đau lan ra sau lưng. Đau bụng kinh mà không ra máu bị gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đau bụng kinh nhưng không ra máu do bị tắc kinh

Tắc kinh hay ứ huyết là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Đây là một trường hợp của chứng rối loạn kinh nguyệt. Khi bị tắc kinh, ở nữ giới sẽ xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng máu kinh lại không thoát được ra ngoài gây nên hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu tạm thời.

Nếu để tình trạng tắc kinh kéo dài sẽ có khả năng gây vô kinh, khiến quá trình thụ thai của trứng bị cản trở, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và mang thai ở nữ.

Đọc thêm:

Ra máu ít những không phải kinh nguyệt là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Tình trạng kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì để cải thiện hiệu quả?

Do phụ nữ đã đến tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh

Trong trường hợp phụ nữ đang ở độ tuổi từ 45 – 50 tuổi bắt đầu phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt tiền mãn kinh 

Vào khoảng thời điểm này, buồng trứng hoạt động yếu dần, nội tiết tố nữ bị suy giảm mạnh, phát sinh những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng âm ỉ nhưng không ra máu, kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh kéo dài thời gian hoặc rút ngắn hơn, dễ cáu gắt, nóng giận….

Đau bụng kinh không ra máu do u nang buồng trứng

Đau bụng kinh không ra máu do u nang buồng trứng

Những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới do u nang buồng trứng gây ra. U nang phát triển từ các mô của buồng trứng, trong nang có chứa dịch hoặc chất như bã đậu. Đối với những u nang nhỏ thì không gây ra những triệu chứng gì nghiêm trọng nhưng nếu u nang to lên bị vỡ có thể sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột kèm theo các triệu chứng khác:

  • Vùng chậu, thắt lưng, dưới đùi bị đau do u nang chèn ép lên các bộ phận hoặc dây thần kinh sau xương chậu.
  • Vùng bụng dưới đau tức, căng, gây ra buồn nôn.
  • Đi tiểu liên tục vì u chèn lên bàng quang.
  • Đau khi quan hệ tình dục, đau dữ dội ở một bên so với bên còn lại.

Đau bụng kinh nhưng không có kinh do lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh nhưng không ra máu. Đây là tình trạng các mô trong lòng tử cung có xu hướng phát triển không đúng vị trí, lạc ra bên ngoài tử cung. Thông thường sẽ đi lạc ra ống dẫn trứng (vòi trứng), buồng trứng hoặc bàng quang. Tình trạng này hay gặp ở những người phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi.

Hiện tượng lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện những triệu chứng như đau bụng kinh nhưng vô kinh, đau trước và trong kỳ kinh nguyệt, đau vùng chậu, máu kinh có màu sắc thất thường, đau khi đi tiểu, khả năng thụ thai kém.

Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do viêm vùng chậu

Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn lây qua đường tình dục gây ảnh hưởng đến các bộ phận đóng vai trò giúp thụ thai và phát triển thai nhi như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.

Xuất hiện những cơn đau ở hai bên bụng dưới và lưng dưới vào bất kỳ thời điểm nào đó trong tháng. Bệnh gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng kinh nhưng không ra máu, rong kinh kéo dài, ít kinh… có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng, vô sinh… nếu không được điều trị kịp thời.

Đau bụng nhưng không có kinh do bị viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng (vòi trứng) cũng có thể là một nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu. Bởi ống dẫn trứng bị viêm dẫn đến vòi trứng bị chít hẹp lại ảnh hưởng đến sự di chuyển của trứng và tinh trùng dẫn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, gây khó mang thai, mang thai ngoài tử cung, hoặc vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

Tại sao đau bụng kinh mà không có kinh do bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung hình thành từ những khối u xơ lành tính bên trong tử cung. Theo thời gian, khối u xơ phình to và chèn ép, tác động trực tiếp đến tử cung và bàng quang gây đau bụng dưới nhưng không có máu chảy ra (do chưa đến kỳ kinh nguyệt).

Mức độ và tần suất đau bụng có thể tăng dần theo kích thước khối u xơ. Điều này có thể gây vô sinh lên đến gần 50% nếu không chữa trị sớm.

Đau bụng nhưng không có kinh do căng thẳng, áp lực

Tâm lý căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trễ kinh, có dấu hiệu đau bụng kinh nhưng không ra máu khi đến kỳ. Khi căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol, ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone bao gồm hormone điều chỉnh buồng trứng và niêm mạc tử cung.

Cho nên sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới, đau tức ngực dù bạn có bị trễ kinh.

Điều trị đau bụng kinh nhưng không ra máu

Điều trị đau bụng kinh nhưng không ra máu

Tới tháng nhưng không ra máu là tình trạng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt đáng báo động, không nên chủ quan. Nếu trường hợp này kéo dài trong 2 – 3 tháng liên tục mà không tự khỏi thì bạn nên đến thăm khám sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín về các bệnh lý gây đau bụng kinh.

Dựa vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị đau bụng kinh mà không ra máu bằng thuốc làm giảm kích thích các khối u xơ (nếu có), khắc phục những tổn thương thực thể, vị trí viêm nhiễm, làm giảm những cơn đau bụng kinh và xuất hiện kinh trở lại.

Tuy nhiên tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống tại nhà, cần sử dụng những loại thuốc uống điều trị do bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định kê đơn sau khi khám và chẩn đoán bệnh để đảm bảo an toàn. Nên tư vấn bác sĩ về các thành phần của thuốc để tránh tác dụng phụ, dị ứng với thuốc.

Điều trị bằng ngoại khoa

Nếu bệnh trở nặng hơn, thì việc can thiệp ngoại khoa là điều cần thiết để điều trị bệnh khi thuốc không còn tác dụng hoặc tác dụng ít. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật cần thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo đầy đủ điều kiện chất lượng. Bệnh nhân còn cần: tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về việc phẫu thuật, thăm khám để tìm ra nguyên nhân, không tự ý sử dụng thuốc khi không biết rõ nguyên nhân, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước, trong và sau khi phẫu thuật.

Chữa đau bụng kinh nhưng không ra máu bằng thuốc dân gian

Chườm nóng hoặc uống nước ấm

Trong một số trường hợp như rối loạn kỳ kinh nguyệt, bị đau bụng trước mỗi kỳ kinh nguyệt hoặc các triệu chứng tiền kinh nguyệt, chị em có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà. Bạn có thể sử dụng những bài thuốc dân gian, cụ thể như:

  • Chườm nóng hoặc uống nước ấm
  • Thực hiện massage bụng với tinh dầu để tăng cường lưu thông máu và giảm đau.
  • Sử dụng bài thuốc chữa chậm kinh như uống nước từ cây ích mẫu đơn, lá ngảu cứu, cây hương phụ..
  • Uống trà ấm như trà hoa cúc.
  • Điều chỉnh thói quen ngủ nghỉ, thư giãn tinh thần, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Vận động thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.

Một số lưu ý tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu

Theo các bác sĩ, chị em phụ nữ bị đau bụng kinh nhưng không ra máu không nên chủ quan, nên lắng nghe cơ thể và cần chú ý nhiều hơn đến những vấn đề khác. Nếu thấy dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở y tế ngay. Cụ thể:

  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, không ăn thức ăn quá lạnh, mang nhiều tính hàn.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
  • Ngủ đủ giấc, tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm có hàm lượng magie và sắt cao.
  • Nên đến các cơ sở y tế ngay khi phát hiện phân có màu đen, nôn ra máu, ói thường xuyên, sụt cân không rõ lý do, khó thở, đổ nhiều mồ hôi, vàng da.

Nếu còn có điều gì thắc mắc về tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0234 9565 999 để được tư vấn chi tiết cũng như đặt lịch hẹn khám với bác sĩ sớm nhất tại Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng (193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) với thời gian linh hoạt từ 8h đến 20h.