Tình trạng kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì để cải thiện hiệu quả?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Kim Vân - 02/06/2023

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì mới tốt là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm sâu sắc. Máu kinh ra ít có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu tình trạng này đi kèm các dấu hiệu lạ khác thì chị em nên cẩn thận nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe.

Hãy cùng các chuyên gia phụ khoa từ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tìm hiểu kỹ hơn về một số loại thuốc cải thiện kinh nguyệt ra ít trong bài viết dưới đây nhé.

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì – Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Trước khi tìm hiểu xem kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì, chị em cần biết về khái niệm máu kinh ra ít.  

Kinh nguyệt ra ít chính là hiện tượng lượng máu kinh chảy ra ít hẳn so với bình thường. Nữ giới có thể nhận biết tình trạng này thông qua lượng máu kinh dính trên băng vệ sinh giảm đi hay không. 

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì - Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Ngoài ra, chị em có thể căn cứ vào số ngày kinh nguyệt diễn ra để xác định tình trạng máu kinh ra ít. Nếu số ngày kinh ít hơn bình thường, dưới 2 ngày thì có nghĩa là kinh nguyệt của nữ giới ra ít. Cũng có người gặp trường hợp kinh nguyệt kéo dài nhưng lượng máu kinh thưa thớt, rải rác ít một.

Hiện tượng máu kinh ra ít là một dạng rối loạn kinh nguyệt, có thể gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý và khả năng sinh sản, cụ thể:

  • Kinh nguyệt thưa thớt khiến chị em luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng, từ đó chất lượng công việc, cuộc sống giảm sút.
  • Kinh nguyệt ra ít nếu xảy ra do các bệnh lý phụ khoa không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ đe dọa đến chức năng sinh sản của nữ giới.
  • Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu tiếp diễn lâu ngày còn dẫn đến tâm lý ngại “yêu”, lãnh cảm, giảm ham muốn, ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình.

Theo [ moh.gov.vn ] Mỗi lần hành kinh mất bao nhiêu máu? Máu kinh từ tử cung chảy ra, do bong lớp nội mạc, lượng máu kinh khác nhau tùy từng phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5ml đến 25ml.

Xem thêm bài viết:

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch là như thế nào? 

Hiện tượng kinh nguyệt ra ít do đâu mà có?

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì, vì nguyên nhân nào mà xuất hiện là điều chị em cần quan tâm. Bởi, tìm hiểu căn nguyên là chìa khóa để giải quyết vấn đề kinh nguyệt ra ít hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân bệnh lý và sinh lý dẫn đến hiện tượng máu kinh ra ít.

Mang thai ngoài tử cung 

Mang thai ngoài tử cung 

Khi mang thai, chị em thường không thấy có kinh nhưng nếu chẳng may thai làm tổ ngoài tử cung thì sẽ thấy ra một ít máu. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung thì chị em nên đi khám ngay bởi tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Buồng trứng đa nang

Hội chứng đa nang buồng trứng xảy ra do rối loạn cân bằng hormone. Đó là khi trong cơ thể chị em có sự gia tăng bất thường của nồng độ hormone nam giới Androgen, gây cản trở sự rụng trứng và dẫn đến kinh nguyệt không đều, ra máu ít hoặc vô kinh.

Tiền mãn kinh

Nữ giới khi ở tuổi trung niên nếu nhận thấy kinh nguyệt ra ít trong khi chu kỳ kinh lại kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh.

Căng thẳng quá độ

Stress, lo lắng, trầm cảm hay căng thẳng do công việc có thể là một trong các nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít ở nữ giới.

Thay đổi cân nặng đột ngột

Sự tăng giảm thất thường của cân nặng cũng có thể gây khiến kinh nguyệt của chị em trở nên ít đi. Khi tăng cân, lượng chất béo tích tụ tăng cao có thể khiến hormone mất cân bằng. Ngược lại, chị em giảm cân quá nhanh sẽ gây căng thẳng và mất cân bằng hormone.

Sử dụng biện pháp tránh thai

Các phương pháp tránh thai được chị em lựa chọn như dùng thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai hoặc vòng tránh thai nội tiết cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn, lượng máu ra ít, có màu sẫm hoặc bị mất kinh, rong kinh.

Đọc thêm:

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày do đâu, khắc phục thế nào?

Trễ kinh ra huyết trắng sữa báo hiệu bệnh phụ khoa gì?

Nên uống thuốc gì khi thấy kinh nguyệt ra ít?

Về vấn đề kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì, điều đầu tiên chị em cần lưu ý là luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi mua thuốc, tuyệt đối không dùng thuốc tùy tiện, tránh để xảy ra rủi ro không mong muốn. Dưới đây là những loại thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít mà nữ giới có thể tham khảo.

Thuốc Tây y

Sử dụng thuốc tây y cho việc điều kinh nguyệt ra ít

Một vài loại thuốc Tây có tác dụng điều hòa kinh nguyệt có thể được bác sĩ chỉ định, bao gồm cả thuốc tránh thai. Hầu hết các thuốc tân dược với tác dụng điều hòa có nguồn gốc từ thuốc tránh thai là các nội tiết tố như estrogen, progesterone gồm các progestatif, phối hợp estrogen – progestatif…

Các loại thuốc đó dùng để hỗ trợ điều chỉnh nội tiết tố nữ và điều trị rối loạn kinh nguyệt, đồng thời giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Thuốc Đông y

Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít chị em có thể tham khảo như:

  • Cách 1: Chuẩn bị xuyên khung, nhân sâm 14g mỗi loại; 18g hoài sơn, 30g thục địa và 20g bạch thược. Bạn có thể sắc lên uống hoặc chế thành viên để nhai trực tiếp.
  • Cách 2: Chuẩn bị ngưu tất, xích thược, đào nhân, huyền hồ, mẫu đơn mỗi loại 20g; 30g đương quy;10g quế tâm và 8g mộc hương. Chị em có thể sắc lên uống hoặc chế thành viên để nhai trực tiếp.
  • Cách 3: Chuẩn bị đương quy, xuyên khung 20g mỗi loại; 10g trần bì, 16g phục linh, 8g bán hạ chế, 4g chích thảo. Chị em hãy sắc với nước để uống.
  • Cách 4: Chuẩn bị bạch thược, bạch linh, đương quy 12g mỗi loại; sài hồ, đơn bì, hoàng cầm 10g mỗi loại;  bạc hà, đào nhân, hồng hoa 8g mỗi loại và 6g cam thảo. Sắc một thang lên uống ngày 3 lần.

Thuốc Đông y cải thiện kinh nguyệt ra ít

Có nên tự mua thuốc cải thiện kinh nguyệt ra ít để dùng tại nhà không?

Bên cạnh vấn đề kinh nguyệt ra ít uống thuốc gì, không ít chị em gặp tình trạng máu kinh ra ít thì sốt ruột, vội vàng tìm kiếm các bài thuốc không rõ thực hư trên mạng rồi tự mua thuốc về điều trị tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bừa bãi như vậy có thể gây ra hậu quả khôn lường, cụ thể:

  • Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời, không có công hiệu lâu dài, tỷ lệ tái phát cao.
  • Việc lạm dụng hay dùng sai liều lượng có thể khiến vi khuẩn gây bệnh sinh ra cơ chế kháng thuốc, gây ra khó khăn cho công tác điều trị.
  • Các loại thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Thuốc Đông y mặc dù khá lành tính nhưng dược tính phát huy rất chậm, người bệnh khó có thể kiên trì theo hết liệu trình, hơn nữa không đảm bảo tránh được nguy cơ tái phát.

Chính vì vậy, nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường thì chị em tốt nhất nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân. Trong vô vàn bệnh viện và phòng khám trên địa bàn Hà Nội, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (Số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là địa chỉ được đông đảo nữ giới tin tưởng tìm đến mỗi khi gặp phải các vấn đề về sản phụ khoa.

Các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cũng khuyến nghị chị em nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để tầm soát nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Đọc thêm:

Ra máu ít những không phải kinh nguyệt là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề kinh nguyệt ra ít nên uống gì, hy vọng có thể giúp ích cho chị em tìm cách giải quyết kịp thời và hợp lý khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.