Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày do đâu, khắc phục thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lan Hương - 29/06/2023

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất kỳ người phụ nữ nào thuộc độ tuổi sinh sản. Khi kinh nguyệt ít và ngắn ngày rất nhiều chị em lo lắng, sợ hãi liệu có đe dọa sức khỏe sinh sản? Muốn biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả, tham khảo bài viết dưới đây. 

Tại sao kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày ?

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày có phải báo hiệu bệnh gì không?

Tại sao kinh nguyệt ra ít? Đối với cơ thể người phụ nữ, trứng rụng nhưng không thụ tinh sẽ thoái hóa, niêm mạc tử cung dày lên cũng bong ra, đào thải qua âm đạo cùng dịch nhầy, máu gọi là hiện tượng kinh nguyệt.

Thông thường, kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ tháng, độ dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em không giống nhau, dao động từ 21 – 35 ngày. Một kỳ hành kinh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày, 2 ngày đầu máu kinh ra nhiều rồi giảm dần và kết thúc. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố mà chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi theo thời gian.

Chuẩn bị có kinh nguyệt hoặc trong thời gian hành kinh, chị em thường cảm thấy cơ thể khó chịu, mệt mỏi, uể oải, bất tiện sinh hoạt. Nếu một chu kỳ kinh nguyệt máu kinh ra ít, thời gian hành kinh ngắn ngày,… chỉ diễn ra một vài tháng là hết thì chị em không cần lo lắng vì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Thực tế, lượng máu kinh thay đổi theo từng tháng, trong đó có một số tháng máu kinh ít hơn tháng khác. Một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt ra ít máu có thể là máu báo thai. 

Trường hợp máu kinh ra ít và ngắn ngày kéo dài nhiều tháng kèm triệu chứng bất thường khác. Tốt nhất chị em chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại đơn vị y tế uy tín để được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít máu và ngắn ngày

Chế độ ăn uống bị rối loạn

Theo nhiều tài liệu, nguyên nhân kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày xuất phát từ vấn đề rối loạn nội tiết tố khiến màng trong tử cung bong bất thường hoặc do bệnh lý u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,… Cụ thể:

  • Tuổi tác: Chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi suốt cuộc đời người phụ nữ. Máu kinh ra ít và ngắn ngày thời kỳ đầu, độ tuổi 20 – 40 kinh nguyệt đều đặn hơn, sau đó kinh nguyệt lại ít và không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh. 
  • Không rụng trứng: Kinh nguyệt rối loạn, cụ thể chu kỳ kinh không đều hoặc ít hơn bình thường có thể do cơ thể người phụ nữ không rụng trứng.
  • Thiếu cân: Nhiều chị em thiếu cân sẽ thấy máu kinh ít hoặc ngừng hẳn. Nguyên nhân do chất béo trong cơ thể giảm xuống thấp khiến trứng rụng không thường xuyên.
  • Tập thể dục quá sức: Thể dục thể thao quá sức sẽ phản tác dụng, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí mất kinh tạm thời.
  • Mang thai: Kinh nguyệt sẽ ngừng hoàn toàn khi chị em mang thai. Nhiều chị em mang thai ra máu báo nhưng bị nhầm lẫn là máu kinh ra ít và ngắn ngày.
  • Cho con bú: Kinh nguyệt ở chị em mới sinh con chưa trở lại ngay sau sinh nếu chị em cho con bú. Nguyên nhân do hormone sản xuất sữa ngăn cản việc rụng trứng, khiến kinh nguyệt chưa trở lại.
  • Stress: Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng cân bằng nội tiết tố, tạm thời gián đoạn chu kỳ kinh. 
  • Kiểm soát sinh sản: Sử dụng thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai nội tiết, đặt que cấy tránh thai,… 
  • Rối loạn ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, chán ăn, ăn vô độ,… là những dạng rối loạn ăn uống khiến hormone điều hòa kinh nguyệt thay đổi
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Căn bệnh này khiến nội tiết tố trong cơ thể chị em bị rối loạn, trứng ngừng trưởng thành.

Triệu chứng kinh nguyệt ra ít máu và ngắn ngày

Thông thường, một người phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt có thể mất trung bình 50 – 80ml máu. Tuy nhiên, mỗi cơ thể sẽ khác nhau nên người phụ nữ cần chú ý nếu kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày hơn mức bình thường. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết điển hình:

  • Thời gian hành kinh ngắn hơn mức bình thường
  • Sử dụng băng vệ sinh ít hơn mức bình thường
  • Máu kinh ra ít hơn mức bình thường trong 1 – 2 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt 
  • Máu chảy lấm tấm trong 1 – 2 ngày đầu thay vì chảy đều

Một số chị em, máu kinh ra ít và ngắn ngày cũng làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như giảm co thắt tử cung, giảm bớt đau lưng, giảm thay đổi tâm trạng,…

Kinh nguyệt ra ít máu và ngắn ngày nguy hiểm không?

Có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm

Hiện tượng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là tình trạng nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tuy nhiên, không vì vậy mà chị em chủ quan, trường hợp máu kinh ra quá ít và ngắn ngày kéo dài liên tục nhiều tháng, hãy đi chữa trị càng sớm càng tốt kẻo dẫn tới hệ lụy khó lường.

  • Mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm: Viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung,… đe dọa trực tiếp sức khỏe sinh sản. Nguy cơ sảy thai, lưu thai, sinh non, thậm chí vô sinh.
  • Bệnh lý khác: Chị em có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ảnh hưởng gan, suy gan, nội tiết tố rối loạn, thiếu máu,…
  • Cơ thể suy nhược: Máu kinh ra quá ít và ngắn ngày khiến chị em sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, mất tập trung công việc, học tập, nguy cơ trầm cảm.

Ngoài ra, tình trạng máu kinh ra quá ít và ngắn ngày còn làm suy giảm ham muốn tình dục cũng như khoái cảm ở người phụ nữ. Do đó, chị em tuyệt đối không được chủ quan, nên chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và chỉ định liệu pháp phù hợp.

Nên làm gì khi kinh nguyệt ra ít máu và ngắn ngày?

Nếu kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, chị em có thể điều chỉnh lại bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh,… Cụ thể:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chị em cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đa dạng dưỡng chất cho cơ thể để cải thiện tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Cơ thể đủ năng lượng sẽ sản sinh hormone, điều hòa hoạt động bên trong cơ thể.

  • Đậu nành: Hàm lượng dưỡng chất trong đậu nành giúp kích thích hormone nữ, ngăn ngừa ung thư vú và lão hóa,…
  • Các loại cá: Chứa nhiều omega 3 tăng cường đạm protein, chuyển hóa hormone, cân bằng estrogen cho nữ
  • Bổ sung rau xanh: Các loại rau có màu xanh đậm giúp đẩy mạnh tiêu hóa, tốt cho gan, thận, lá lách,… Rau bina cung cấp sắt, ngăn ngừa lão hóa, nuôi dưỡng hồng cầu,… Súp lơ xanh giảm trầm cảm, loại bỏ hormone estrogen độc hại,…
  • Uống đủ nước: Ít nhất 2 lít/ngày giúp bài tiết, thải độc cơ thể, điều hòa chu kỳ kinh,…

Ngoài ra, chị em cần hạn chế sử dụng chất kích thích, những thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,… khiến nội tiết tố bị rối loạn, làm máu kinh ra ít và ngắn ngày mãi chưa khỏi.

Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, lành mạnh 

Duy trì tập luyện thể dục thể thao ít nhất 15 – 20 phút/ngày

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, để khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày, chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh để kinh nguyệt sớm ổn định trở lại.

  • Hạn chế thức quá khuya cũng như không nên ngủ quá nhiều, nên ngủ trước 23h và ngủ đủ giấc, ít nhất 7 – 8 tiếng/ngày
  • Kiêng quan hệ tình dục những ngày hành kinh để tránh âm đạo tổn thương, viêm nhiễm phụ khoa
  • Trong ngày hành kinh nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần dù máu kinh không ra nhiều để hạn chế mầm bệnh gây hại.
  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao ít nhất 15 – 20 phút/ngày để điều tiết hormone, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, điều hòa lượng máu kinh,…
  • Giữ tâm trạng thoải mái, thả lỏng cơ thể, hạn chế căng thẳng,… Khi cơ thể được thư giãn, nội tiết tố cân bằng thì chu kỳ kinh sẽ trở lại bình thường

Điều trị kinh nguyệt ra ít máu và ngắn ngày

Nếu điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống mà tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày vẫn không cải thiện. Tốt nhất chị em hãy đi khám bác sĩ tại đơn vị sản phụ khoa chất lượng.

Khám phụ khoa tại phòng khám đa khoa cộng đồng

Tại Hà Nội có một địa chỉ sản phụ khoa nhận được nhiều phản hồi tích cực, đánh giá tốt của bệnh nhân là Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, phòng khám nằm tại vị trí đắc địa, thuận tiện giao thông là 193c1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng.

Tại đây, thông qua xét nghiệm cần thiết, bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân. Tùy thuộc từng nguyên nhân mà chỉ định liệu pháp phù hợp. Trường hợp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ chỉ định công nghệ ánh sáng sinh học kết hợp thuốc đông y và tây y.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: Tiêu viêm, kháng khuẩn, không xâm lấn nên không gây đau đớn và chảy máu. Một liệu trình điều trị diễn ra nhanh chóng, bệnh nhân không cần nằm viện, được về trong ngày. Thời gian lành tổn thương nhanh chóng hơn các thủ thuật truyền thống, cổ điển khác,…

Thuốc đông y có tác dụng thanh lọc cơ thể, thải độc tố, điều hòa nội tiết tố, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, hạn chế nguy cơ tái phát,…

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin về kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày, hy vọng cung cấp cho chị em những thông tin cần thiết. Khi thấy cơ thể có những thay đổi bất thường, chị em liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.