Bệnh u buồng trứng có nguy hiểm không, liệu có cần phải đề phòng?
U buồng trứng có nguy hiểm không có thể coi là một trong những thắc mắc phổ biến của đông đảo nữ giới trong thời gian gần đây. U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có thể gây những triệu chứng phiền toái đối với cuộc sống cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Để nắm rõ thông tin về bệnh lý này, chị em hãy cùng theo dõi những chia sẻ của các bác sĩ sản phụ khoa từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng trong bài viết dưới đây nhé.
U buồng trứng có nguy hiểm không? – Tìm hiểu chung về bệnh u nang buồng trứng
Muốn biết bệnh u buồng trứng có nguy hiểm không, chị em trước hết cần tìm hiểu về khái niệm và nguyên nhân dẫn đến hình thành u nang buồng trứng ở nữ giới.
Buồng trứng là một bộ phận của cơ quan sinh dục – sinh sản có khả năng điều khiển ngoại tiết cũng như nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Buồng trứng có chức năng tạo ra trứng, hay còn gọi là noãn, nuôi dưỡng và phóng thích trứng để tạo thành chu kỳ kinh nguyệt hoặc tiến hành thụ thai.
Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng điều tiết quá trình sản sinh các hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone, hỗ trợ hoạt động của tử cung và hệ nội tiết, giúp phát triển các cơ quan sinh dục, nuôi dưỡng da, tóc, vóc dáng đặc trưng của nữ giới, duy trì quá trình tiết dịch nhầy âm đạo, cân bằng tâm sinh lý, thậm chí có tác động lên tuyến vú và sự chuyển hóa xương.
U nang buồng trứng là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nữ giới nào. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả, đồng thời chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của bệnh hơn những người bệnh ở độ tuổi chưa dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Khối u nang có thể xuất hiện tại một hay thậm chí ở cả hai bên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể chứa dịch hoặc chất rắn như bã đậu. Bất kể sự tăng sinh bất thường của các mô tại buồng trứng cũng có thể hình thành nên các khối nang này. Trong đó, phổ biến hơn cả là các khối u nang xuất hiện từ sự sản sinh các mô mới trong buồng trứng.
Rất nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra sự hình thành u nang buồng trứng có mối liên quan mật thiết tới sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, có thể kể đến một số nguyên nhân gây ra bệnh lý này như sau:
- Chị em sử dụng các loại thuốc tránh thai cấp tốc thường xuyên sẽ gây rối loạn hormone và ảnh hưởng tới hoạt động của hệ nội tiết.
- Do ăn uống, dung nạp quá nhiều các loại thực phẩm không có lợi như đồ nhiều đường, dầu mỡ, giàu chất béo, đạm động vật,… gây kích thích sản sinh insulin quá mức cần thiết.
- Do một số vấn đề phụ khoa như nhiễm trùng, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung… hoặc do stress kéo dài, chứng béo phì hoặc nhiễm độc gan gây rối loạn hệ nội tiết.
Đọc thêm:
[Giải Đáp] Bệnh u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Làm cách nào để phát hiện nguy cơ mắc u nang buồng trứng?
Trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề u buồng trứng có nguy hiểm không, chị em cũng cần biết cách phát hiện nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau và thường phát triển âm thầm. Tuy nhiên, nữ giới vẫn có thể căn cứ vào một số triệu chứng tiêu biểu để nhận biết sớm căn bệnh này, từ đó có kế hoạch đi thăm khám và điều trị kịp thời, cụ thể là các dấu hiệu dưới đây:
- Nữ giới có thể cảm thấy khó chịu, đau tại vùng chậu hoặc thắt lưng. Ngoài ra, cảm giác đau tức tại vùng bụng dưới kèm theo chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn cũng có thể xuất hiện.
- Tần suất tiểu tiện liên tục do u nang buồng trứng phát triển lớn và chèn ép lên bàng quang và niệu quản, khiến người bệnh đi tiểu khó tự chủ.
- Chị em có thể thấy đau nhức khi quan hệ tình dục đối với các trường hợp u nang chèn ép tử cung hoặc cổ tử cung.
- U nang buồng trứng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều với lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn bình thường, kèm đau bụng kinh dữ dội và dai dẳng.
- Chị em gặp tình trạng cân nặng thay đổi thất thường, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Khi gặp các triệu chứng điển hình trên, chị em nên tới cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và phát hiện sự tồn tại của các khối u nang, từ đó lường trước những rủi ro và có biện pháp kiểm soát, khắc phục sao cho phù hợp.
U nang buồng trứng gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?
Đối với thắc mắc u buồng trứng có nguy hiểm không, theo các chuyên gia, tuy khá nhiều trường hợp u nang lành tính nhưng không vì vậy mà chị em có thể chủ quan hay xem nhẹ bệnh lý này. U nang buồng trứng, nhất là u nang thực thể, có thể phát triển nhanh khiến nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:
Vỡ nang
Khi áp lực quá lớn, u nang có thể bị vỡ và gây chảy máu bên trong. Chất dịch trong khối u dễ gây nhiễm trùng, kích ứng phúc mạc, gây dính buồng trứng, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.
Xoắn nang
Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra ở các khối u mang cuống dài với kích thước nhỏ, dẫn đến tình trạng đau chướng bụng, buồn nôn, đau tức hố chậu.
Chèn ép cơ quan lân cận
U nang cỡ lớn sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh như bàng quang, niệu quản, trực tràng… và dẫn đến hình thành nhiều vấn đề sức khỏe cho người bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng hiệu quả
Sau khi có được đáp án cho vấn đề u buồng trứng có nguy hiểm không, để chẩn đoán u nang buồng trứng, các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) sẽ tiến hành lâm sàng và cận lâm sàng nhằm cho ra kết quả chính xác.
Trong chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác thông tin của bệnh nhân gồm triệu chứng đã gặp, tiền sử bệnh lý và quan hệ tình dục,… Còn đối với cận lâm sàng, vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u sẽ được xác định thông qua siêu âm, chụp CT hay MRI hoặc thực hiện một vài xét nghiệm khác.
Phương pháp điều trị u nang buồng trứng cũng căn cứ vào kết quả chẩn đoán, tùy theo loại u nang để đề xuất phác đồ hiệu quả khả quan cho mỗi người bệnh.
Đối với u cơ năng dạng nang bọc noãn, nang hoàng thể, người bệnh cần theo dõi từ 2-3 tháng xem có nên tiến hành phẫu thuật hay không.
Đối với u nang thực thể, phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe là phẫu thuật loại bỏ các khối u nang từ sớm. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện bóc tách khối u hoặc loại bỏ toàn bộ buồng trứng có u nang tùy theo mức độ bệnh lý, tình hình sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh.
Các phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng sau đây hiện đang được áp dụng rộng rãi:
- Phẫu thuật nội soi đối với các trường hợp u nang nhỏ, không dính, không có nguy cơ tiến triển lên thành ung thư.
- Phẫu thuật mổ mở sẽ được chỉ định cho các khối u lớn, có nguy cơ gây biến chứng hoặc chuyển thành ung thư.
Vừa rồi là các chia sẻ về vấn đề u buồng trứng có nguy hiểm không, hy vọng những thông tin này sẽ giúp chị em phụ nữ có phương án đối phó kịp thời khi có dấu hiệu mắc phải căn bệnh này. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ giải đáp.