Bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh có sao không?
Không ít chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh nên trong lòng hết sức lo lắng, sợ rằng đây là cảnh báo của chứng bệnh nguy hiểm xảy ra. Đặc biệt, do thời kỳ sau sinh, chị em dễ nhạy cảm hơn bình thường nên sự nghi ngờ sẽ ngày càng tăng cao. Nhằm giúp cho nữ giới có thể an tâm hơn trong việc nghỉ ngơi và chăm sóc con cái thật tốt ở giai đoạn sau sinh, bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
Bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh có sao không?
Dù cho rối loạn kinh nguyệt sau sinh xảy ra ở thời điểm rất nhạy cảm, nhưng với chị em thì những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt không phải là hiện tượng quá lạ lẫm. Do kinh nguyệt đến mỗi tháng nên có rất nhiều sự cố có thể diễn ra, cho nên, quan trọng cần tìm ra nguyên nhân khiến cho chu kỳ bị rối loạn để có đáp án cụ thể cho vấn đề này.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng mà nữ giới không có kinh nguyệt trở lại sau khi đã sinh con thành công hoặc chu kỳ diễn ra không đều, lúc có lúc không, lượng máu kinh mỗi chu kỳ có thể ra ồ ạt hoặc ra quá ít, màu sắc máu kinh thường không ổn định và sẫm hơn bình thường,…
Sau sinh kinh nguyệt tháng có tháng không là gì? Sau khi sinh con, nữ giới đôi khi có thể gặp một vài bất ổn là bình thường. Bởi vì đây là thời điểm nhạy cảm, nội tiết tố và các hormone sinh lý nữ sau sinh chưa ổn định, một phần nếu đang cho con bú thì cơ thể chưa thích ứng kịp.
Nếu điều này xảy ra ít với diễn biến không quá nghiêm trọng thì chị em không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu chuyện này diễn ra nghiêm trọng và không kết thúc sớm, cứ kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người mẹ thì rất có thể đó là cảnh báo của các chứng bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn.
Những nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng bình thường hay bất thường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra là gì? Các nhân tố có thể khiến cho chị em có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt khi đã sinh con thường là:
Đang mắc bệnh phụ khoa
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn kinh nguyệt sau thời gian sinh nở thường gặp ở nữ giới do mắc bệnh lý phụ khoa. Dù cho nữ giới sinh thường hay sinh mổ thì khi con mới chào đời, cơ thể mẹ sẽ rất yếu và chưa hoàn toàn hồi phục thể trạng ban đầu nhanh chóng. Chính điều này đã tạo ra cơ hội cho các tác nhân gây viêm tấn công và gây bệnh cho người phụ nữ.
Thời điểm mới sinh con xong, do người yếu nên chị em đa phần không chăm sóc và vệ sinh vùng kín cẩn thận, từ đó dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa là điều khó tránh khỏi. Dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ sau sinh bị kinh nguyệt không đều do mắc bệnh phụ khoa đi kèm với các triệu chứng như đau ngứa âm đạo, nổi mụn âm đạo, ra khí hư có mùi hôi, đau vùng chậu,….
Thay đổi tâm sinh lý sau sinh
Làm mẹ được xem là thiên chức thiêng liêng dành riêng cho người phụ nữ, khi mà cả hai mẹ con đã kết nối với nhau từ ngày mới hình thành cho đến ngày ra đời. Tuy nhiên, giai đoạn đầu khi em bé mới xuất hiện thường gây ra nhiều áp lực không ít với mẹ bỉm sữa.
Một số chị em cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì thời gian của riêng mình bị đảo lộn do phải chăm con nhỏ, thức đêm, cơ thể xuống sắc trầm trọng… Đây cũng chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến hiện tượng trầm cảm với không ít người mẹ sau khi sinh con phải đối mặt. Điều này gián tiếp có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
Do quá trình tiết sữa để nuôi con
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi tự nhiên để đảm bảo cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi tiến hành nuôi con bằng sữa mẹ, trong cơ thể sẽ tiết ra hormone prolactin trong sữa mẹ làm cho hoạt động của các bộ phận hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng bị thay đổi, điều này khiến cho chu kỳ sau sinh bị chậm hơn bình thường, thậm chí có thể tắc kinh tạm thời.
Nội tiết tố cơ thể thay đổi
Sau khi sinh con, dù rất vui mừng nhưng theo tự nhiên, cơ thể người mẹ không thể nào ngay lập tức trở lại như bình thường. Phải cần một khoảng thời gian đủ dài cho cơ thể hồi phục và khỏe mạnh trở lại một cách nhanh chóng.
Khoảng thời gian này là giai đoạn cơ thể còn nhiều bất ổn, đặc biệt là lượng hormone trong cơ thể vẫn chưa cân bằng trở lại. Vì thế mà có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.
Xem thêm :
Nhận biết các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt như thế nào?
Hiểu đúng về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh & cách điều trị hiệu quả
Bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh gặp bác sĩ khi nào?
Đa phần trường hợp rối loạn kinh nguyệt sau sinh ở những người phụ nữ khỏe mạnh sẽ tự hết trong khoảng một thời gian ngắn, có thể là 2 – 3 tháng từ thời điểm có kinh nguyệt trở lại. Tuy nhiên, nếu như khoảng 1 – 2 năm kể từ khi sinh con xong mà bạn vẫn không thấy có kinh hoặc xuất hiện các triệu chứng khi có kinh nguyệt bất thường như dưới đây thì nên đi khám:
- Đau bụng dưới kéo dài liên tục trong khoảng 3 – 7 ngày kèm với cảm giác đau quằn quại là cảnh báo chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh nguy hiểm hoặc do mắc bệnh phụ khoa
- Đau tức nhiều ở núm vú, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, đau lưng và vùng chậu dữ dội hơn bình thường
- Đau ngứa rát vùng kín, ra nhiều máu một cách bất thường, đặc biệt là mỗi khi quan hệ tình dục
- Thời gian có kinh nguyệt dài ngắn thất thường, máu vón cục và thay đổi màu sắc, có mùi hôi, lượng máu kinh nhiều hoặc quá ít so với bình thường.
Nếu bạn muốn tìm kiếm địa chỉ uy tín để kiểm tra sức khỏe phụ khoa và được tư vấn kỹ hơn về những vấn đề liên quan đến chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh thì nên đi khám sức khỏe tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
Gợi ý cho chị em đang sinh sống tại Hà Nội là phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng đồng đang là một địa chỉ khám, chữa các bệnh phụ khoa và kiểm tra sức khỏe sinh sản có chất lượng cao tại Hà Nội, nhận được sự tin tưởng rất lớn của mọi người. Hiện tại phòng khám đang có nhiều ưu đãi khám sức khoẻ với nhiều hạng mục chi tiết, chị em liên hệ đặt lịch khám trước tại đây để được hỗ trợ!
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh trên thực tế là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ khi vừa trải qua những biến đổi mạnh mẽ trong quá trình khi phải mang thai, sinh con rồi cho con bú. Vì vậy, nếu như hiện tượng đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thì chị em không cần phải lo lắng, chú ý chăm sóc bản thân để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác thì đó là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản – sinh dục nữ. Vì vậy, đừng chủ quan mà hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng hơn.