Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? – Tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao được đông đảo chị em phụ nữ quan tâm và tìm hiểu. Những bất thường liên quan đến kinh nguyệt đem lại sự khó chịu cho nữ giới và có thể làm giảm khả năng thụ thai. Chẩn đoán cũng như điều trị rối loạn kinh nguyệt từ sớm là điều cần thiết giúp cho phái nữ đem lại cuộc sống tự tin, hạnh phúc. Tham vấn ngay với bác sĩ sản phụ khoa khi bạn đang gặp bất cứ bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt.
Thế nào thì bị coi là rối loạn kinh nguyệt?
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao, trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt và tình trạng rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong ra có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết và dẫn đến tình trạng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Hiện tượng kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái trong độ tuổi dậy thì (từ 12 – 16 tuổi), chu kỳ trung bình là 28 ngày. Tuy nhiên có một số trường hợp chu kỳ kinh ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày tùy từng người. Bên cạnh đó, thời gian ra máu kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh khoảng 50 – 150 ml.
Rối loạn kinh nguyệt – thuật ngữ dùng để chỉ những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, viêm nhiễm cơ quan sinh dục hoặc đôi khi chỉ đơn thuần là do điều kiện sống môi trường sống gặp một số thay đổi.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở nữ giới mọi độ tuổi với mức độ và biểu hiện khác nhau như lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… dẫn đến những tác động trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của người phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.
Cần nhớ rằng chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở mỗi người là khác nhau. Một chu kỳ có thể bình thường với bạn nhưng lại là bất thường đối với người khác. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt thường gặp như sau:
- Bất thường về chu kỳ kinh
Là khi vòng kinh của bạn bị ngắn dưới 22 ngày (kinh mau) hoặc dài trên 35 ngày (kinh thưa). Thậm chí có trường hợp không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).
- Bất thường liên quan đến số lượng và ngày có kinh
Bất thường này sẽ xảy ra với 3 trường hợp như sau:
- Cường kinh: lượng máu kinh bị mất tới hơn20m/kỳ.
- Thiểu kinh: số ngày kinh ít hơn 2 ngày và lượng kinh dưới 20ml/kỳ.
- Rong kinh: số ngày kinh kéo dài hơn 7 ngày.
- Bất thường về máu kinh
Máu kinh bình thường có màu đỏ sẫm, mùi hơi tanh, không đông. Nếu máu kinh có màu đỏ tươi hay hồng nhạt hoặc có lẫn máu cục là bất thường chị em cần lưu tâm.
Xem chi tiết bài viết:
Nhận biết các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt như thế nào?
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Những thông tin quan trọng cần biết
Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn kinh nguyệt?
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao thì điều này có liên quan đến nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Khi biết được nguyên do, bạn sẽ biết được biện pháp khắc phục hiệu quả tương ứng. Kể đến bao gồm:
- Mang thai hoặc cho con bú: Chậm kinh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Trong thời gian mang thai, sản phụ sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt đến khi sinh con ổn định sau vài tháng.
- Mắc hội chứng rối loạn ăn uống chẳng hạn như bị chán ăn, sụt cân nhanh, thừa cân, béo phì hoặc hoạt động thể chất quá mức có thể khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Căn bệnh phụ khoa này có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố nữ và làm cho chu kỳ kinh hoạt động không ổn định so với bình thường. Siêu âm có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng.
- Suy buồng trứng sớm: Suy buồng trứng sớm là tình trạng chức năng của buồng trứng bị mất trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ra không thường xuyên trong nhiều năm;
- Bệnh viêm vùng chậu: Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản dẫn đến triệu chứng chảy máu kinh nguyệt không đều;
- U xơ tử cung: U xơ tử cung mặc dù là u lành không phải ung thư của tử cung nhưng chúng vẫn gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nữ giới.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường.
Đọc thêm:
Nên đi khám rối loạn kinh nguyệt ở đâu?
Bị rối loạn kinh nguyệt nên uống gì? Khám rối loạn kinh nguyệt tốt nhất ở đâu?
Các biện pháp hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả dành cho phái nữ
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao thì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt. Thông qua quá trình thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, chị em sẽ biết được lý do tại sao bị rối loạn kinh nguyệt cũng như tình trạng cụ thể đang gặp phải.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng (193C1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội) là cơ sở chuyên về sản phụ khoa uy tín hàng đầu chị em có thể tin tưởng đến thăm khám và điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Đặc biệt ở thời điểm hiện tại, phòng khám đã ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị bằng đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu. Cụ thể hơn, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa nhằm mang đến hiệu quả điều trị nhanh chóng và đạt kết quả tối ưu. Đồng thời, kết hợp sử dụng thêm các thiết bị sóng ngắn, sóng cao tần tác động sau vào bên trong cơ quan sinh dục nhằm tiêu viêm, chống sưng, loại bỏ mầm mống của bệnh và thúc đẩy tái tạo tế bào mới lành tính trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, chị em còn được kê thêm thuốc đông với mục đích bồi bổ khí huyết, cân bằng nội tiết tố. Nhờ vậy chu kỳ kinh nguyệt ổn định lâu dài, chức năng sinh lý được đảm bảo.
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày bởi việc làm này sẽ góp phần giúp quá trình điều trị diễn ra tích cực. Từ đó, cơ thể luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh, nội tiết tố cân bằng.
- Các yếu tố ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh áp dụng cho tất cả mọi người bao gồm tăng cường bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả. Tránh dung nạp chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi. Ngoài ra, giảm bớt uống cà phê, đường và rượu cũng sẽ có ích.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, làm việc cường độ vừa phải để tránh làm cơ thể quá mệt mỏi. Đặc biệt mỗi ngày nên tập thể dục đều đặn khoảng 20 – 30 phút có thể phần nào cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực cũng là cách giúp cho kinh nguyệt ổn định chị em nên biết.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo vì hành động này có thể tiêu diệt các lợi khuẩn của âm đạo và làm tổn thương vùng kín.
- Mặc dù quan hệ tình dục vào những ngày hành kinh có thể giúp bạn giảm bớt phần nào cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên việc làm này không hẳn là khuyến khích do lúc nào âm đạo khá ẩm ướt, nếu không biết cách giữ vệ sinh và dùng bao cao su thì nguy cơ mắc bệnh viêm phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục hoàn toàn có thể xảy ra.
- Trong những ngày kinh nguyệt nếu có cảm giác đau bụng, hãy dùng khăn nóng để chườm sẽ giúp bạn trải qua những ngày kinh nguyệt một cách dễ chịu.
- Chị em cần có thói quen đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lý phụ khoa từ sớm (nếu có). Hoặc đi khám ngay nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra bất thường hơn so với những chu kỳ trước.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải quyết được vấn đề bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao. Để được hỗ trợ chi tiết, bạn đọc hãy liên hệ hotline 0243 9656 999 gặp các chuyên gia tư vấn giải đáp kịp thời.