Tất tần tật thông tin về rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là hiện tượng diễn ra phổ biến ở các bé gái tuổi mới lớn. Với những bạn trẻ ở độ tuổi này, hiện tượng kinh nguyệt và tình trạng rối loạn kinh nguyệt vẫn còn rất nhiều sự lạ lẫm.
Nắm bắt được tâm tư này, bài viết dưới đây là những thông tin chia sẻ của bác sĩ chuyên sản phụ khoa Giao Thị Kim Vân, đang làm việc tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng về mọi vấn đề có liên quan đến kinh nguyệt tuổi dậy thì không đều. Từ đó các bạn trẻ sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt nhất.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì biểu hiện như thế nào?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Thường xuất hiện khi các bạn gái bước vào giai đoạn dậy thì và kéo dài tới khi mãn kinh. Đặc biệt ở độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt sẽ các bạn gái thường có sự biến đổi lớn và dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì đối với các bé gái sẽ bắt đầu từ khoảng 9 đến 14 tuổi. Một số trường hợp có thể dậy thì sớm hoặc muộn hơn một vài năm. Tuổi dậy thì sẽ kéo dài khoảng 2 – 5 năm, trung bình là 4 năm. Và trong thời kỳ này cơ thể diễn ra nhiều sự thay đổi để trở nên hoàn thiện hơn.
Với hiện tượng kinh nguyệt, kỳ kinh đầu tiên của bé gái sẽ xuất hiện trong khoảng 12 – 14 tuổi. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể diễn ra với những biểu hiện cụ thể như:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: tháng có tháng không (trễ kinh), ngày kinh diễn ra ít hơn 2 ngày hoặc quá 10 ngày (rong kinh)
- Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong tháng.
- Lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn so với những lần trước đó.
- Kinh nguyệt bình thường có màu đỏ thẫm và không có máu cục. Tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt có thể gặp phải hiện tượng máu đỏ nâu hoặc ra máu cục giống như cục tiết.
- Đang tuổi dậy thì nhưng chưa xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.
4 Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Nhưng những nguyên nhân quan trọng nhất kể đến gồm có:
Nội tiết tố chưa ổn định
Nội tiết tố nữ estrogen được xem là một trong những yếu tố quyết định tới sự ổn định chu kỳ kinh nguyệt nữ giới. Trong thời kỳ dậy thì, cơ thể của bạn gái vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa hẳn hoàn thiện. Lúc này, cơ quan sinh dục, nhất là buồng trứng chưa thể phát huy đầy đủ chức năng và vai trò sản xuất nội tiết tố.
Nội tiết tố chưa ổn định, kéo theo tình trạng trứng không rụng, rụng muộn hoặc sớm hơn bình thường. Từ đó khiến chu kỳ kinh nguyệt của những bạn trẻ trong tuổi dậy thì bị rối loạn.
Xáo trộn trong tâm – sinh lý
Dậy thì là thời điểm các bạn gái có nhiều sự thay đổi, xáo trộn mạnh mẽ về tâm – sinh lý. Điều này bị ảnh hưởng không nhỏ đến từ sự phát triển nhanh của các hormone sinh dục, sự phân biệt giới tính hình thành rõ ràng hơn. Khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm ở các bạn thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì xuất hiện.
Ngoài ra, những yếu tố xung quanh như gia đình bạn bè, thầy cô, các mối quan hệ tuổi mới lớn, việc học hành căng thẳng,… có thể tác động sâu sắc đến cảm xúc của các em, gây ra nhiều sự bất ổn.
Khi tâm – sinh lý không ổn định, sẽ tác động lên tuyến thượng thận làm tăng tiết hormone cortisol. Loại hormone này có khả năng gây ra hiện tượng rụng trứng bất thường và dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống
Phần lớn các cô bé độ tuổi dậy thì đều chưa ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, việc thường xuyên dung nạp các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn lề đường có thể tác động tiêu cực đến cơ thể.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ có thói quen ăn ít một cách tiêu cực để giảm cân khiến lượng dưỡng chất không đủ cung cấp trong quá trình dậy thì. Hoặc ngược lại, tình trạng béo phì cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng bị ảnh hưởng.
Do bệnh lý
Chia sẻ từ chuyên gia sản phụ khoa, bạn gái mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo cũng có thể là lý do gây chậm kinh, rong kinh, chảy máu âm đạo bất thường giữa các chu kỳ,… Ở tuổi dậy thì, khi các bạn gái chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vệ sinh vùng kín thì tình trạng viêm nhiễm phụ khoa hoàn toàn có thể xảy ra.
Thêm nữa, hội chứng buồng trứng đa nang khiến hoạt động buồng sản xuất ra hormone estrogen bị trì trệ, dẫn đến thiếu hụt nội tiết tố. Dù đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng mức độ nghiêm trọng khá lớn.
Đọc thêm:
Mách nhỏ cách chữa kinh nguyệt màu đen “cực đỉnh” cho hội chị em
Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Khi đến tuổi dậy thì, các cô gái sẽ phát triển vòng ngực và mọc lông ở vùng kín. Khoảng 2 năm sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, các dấu hiệu của sự chuẩn bị cho kinh nguyệt cuối cùng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các dấu hiệu này có thể bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Dấu hiệu tiền kinh nguyệt như chướng bụng, khó chịu, mệt mỏi hoặc buồn nôn.
- Số lượng máu trong kinh nguyệt giảm dần và thời gian kinh nguyệt ngắn lại.
Thay đổi tâm trạng, cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng về việc làm sao để xử lý sinh hoạt khi không còn kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo lắng nào về sức khỏe của mình, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có đáng lo ngại?
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có thể sẽ gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các thiếu nữ và cả với các bậc phụ huynh. Theo bác sĩ Giao Thị Kim Vân, trong giai đoạn chuyển tiếp từ một “cô bé” thành “phụ nữ”, có rất nhiều vấn đề các bé gái gặp phải và tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra khá phổ biến.
Với những nguyên nhân đã đề cập ở trên, đa số các trường hợp tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt chủ yếu do nội tiết tố chưa ổn định. Dẫn đến cơ thể gặp nhiều sự thay đổi và đều không đáng lo ngại. Hiện tượng này sẽ dần được cải thiện và ổn định sau vài năm
Ở thời điểm này, chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì của các bạn trẻ các bậc phụ huynh, nhất là những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình cần theo dõi những sự thay đổi của những bạn gái tuổi dậy thì. Đồng thời có sự đồng cảm, sẻ chia để giúp các bạn ấy vượt qua giai đoạn dậy thì một cách thoải mái. Cùng với đó, tập thói quen đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc trong một số trường hợp cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường liên quan đến sức khỏe phụ khoa.
Xem chi tiết bài viết:
Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt – Những vấn đề chị em phụ nữ nên quan tâm
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? – Tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa
Bị rong kinh uống gì hết bệnh nhanh? 7 loại đồ uống an toàn chị em cần biết
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì khi nào cần gặp bác sĩ?
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì mặc dù là hiện tượng thường gặp ở các bạn gái tuổi mới lớn. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá tuổi dậy thì cũng như gặp những hiện tượng sau đây, các bạn cần mau chóng đến gặp bác sĩ:
- Lượng máu kinh ra quá ít, đôi khi chỉ là những vệt màu nâu hoặc đỏ.
- Chu kỳ kinh nguyệt cách xa nhau quá 40 ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày, dẫn đến 1 tháng ra kinh nguyệt 2 – 3 lần.
- Lượng máu kinh ra quá nhiều khiến nữ giới phải thay băng vệ sinh trong khoảng ít hơn 4 giờ. Đồng thời bị ra máu kinh kéo dài hơn 10 ngày.
- Đau bụng dưới dữ dội trong kỳ kinh nguyệt kèm các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, ngất xỉu…
- Máu kinh vón cục lớn, có màu thẫm hoặc đen,…
Biết được tâm lý ngại ngùng khi đi khám phụ khoa của các bạn trẻ mới lớn, hiện tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng đang triển khai mô hình khám bệnh riêng tư 1 – 1 với bác sĩ. Trực tiếp thăm khám là đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, giúp các bạn trẻ có thể khám bệnh một cách thoải mái nhất và tư vấn các vấn đề liên quan một cách chi tiết nhất.
Bên cạnh đó, phòng khám tiếp nhận khám rối loạn kinh nguyệt tất cả các ngày trong tuần trong khung giờ 8h00 – 20h00. Điều này đảm bảo sự thuận tiện cho các bạn có thể dễ dàng sắp xếp đi khám bệnh mà không lo ảnh hưởng đến thời gian học tập.
Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây đã giúp các bạn nữ hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Còn băn khoăn nào khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay qua hotline 0243 9656 999 để gặp các chuyên gia sức khỏe hỗ trợ chi tiết.