[Cảnh báo] Khí hư có máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Khí hư có máu có thể là dấu hiệu mang thai hay hiện tượng sinh lý bình thường sau kỳ kinh nguyệt…nhưng khi kéo dài lâu ngày có thể do bệnh lý gây ra. Đặc biệt, ra khí hư có dính máu hay khí hư có mùi hôi và có máu cảnh báo các bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm cần được phát hiện và chữa trị sớm nhất.
Vậy nguyên nhân tại sao khí hư có lẫn máu, khí hư ra máu là bệnh gì và cách chữa khí hư lẫn máu có mùi hôi như thế nào cùng bác sĩ phụ khoa giải đáp ngay dưới đây.
Tìm hiểu khí hư có máu là hiện tượng gì?
Khí hư (hay dịch tiết âm đạo) bình thường sẽ có màu trắng hơi dính, không có mùi hoặc mùi hơi tanh nhẹ. Bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc hay tính chất khí hư đều cần được lưu ý, trong đó bao gồm cả hiện tượng khí hư có máu.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải tất cả trường hợp khí hư ra máu đều đáng lo ngại. Bởi khí hư có lẫn máu không kèm theo biểu hiện bất thường có thể là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể:
Khí hư có lẫn máu hồng do mang thai
Tinh trùng thâm nhập vào tử cung tìm gặp trứng để thụ tinh và tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử di chuyển về buồng tử cung để làm tổ khiến lớp niêm mạc bị bong nhẹ và dẫn đến hiện tượng ra máu báo thai. Thường chảy ra ít từ 1-2 ngày, màu hồng hoặc nâu nhạt.
Khí hư có chút máu sau kỳ kinh nguyệt
Khí hư có thể chuyển màu hồng khi cận ngày nguyệt san (1-2 ngày trước khi có kinh) hoặc có xu hướng chuyển sang khí hư màu nâu sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc. Khí hư màu nâu là do có lẫn máu kinh còn sót lại sau kỳ kinh nguyệt và sẽ kết thúc một vài ngày sau đó nên không đáng lo ngại.
Ra khí hư có dính máu do rối loạn kinh nguyệt
Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh ngăn hơn hoặc dài hơn bình thường, lượng máu kinh ra ít hoặc ra nhiều bất thường. Sự thay đổi này có thể do rối loạn nội tiết tố và khiến khí hư có lẫn máu.
Khí hư có 1 ít sợi máu do tác dụng phụ tránh thai
Một số biện pháp tránh thai như uống thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai…có thể khiến nội tiết tố cơ thể bị mất cân bằng, từ đó gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường, khí hư có lẫn sợi máu hay có màu hồng nhưng không có mùi hôi.
Xem thêm bài viết:
Ra khí hư loãng như nước có sao không?
Ra khí hư màu trắng – Biểu hiện của bệnh gì? Ảnh hưởng đến sinh sản không?
Các thông tin quan trọng cần biết về khí hư có mùi hôi
Khí hư có máu là bị bệnh gì, có nguy hiểm không?
Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, hiện tượng khí hư có máu do sinh lý không đáng lo ngại và sẽ nhanh chóng kết thúc sau vài ngày mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng hay biến chứng nào. Tuy nhiên, hiện tượng khí hư ra máu kéo dài và xuất hiện kèm theo các biểu hiện bất thường như đau bụng dưới, ngứa ngáy, chảy máu bất thường… rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Đau bụng dưới khí hư có máu – Lạc nội mạc tử cung
Triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm kinh nguyệt ra nhiều bất thường, khí hư có lẫn máu, đau bụng dưới dữ dội (tương tự như cơn đau bụng kinh). Một số triệu chứng lạc nội mạc tử cung khác mà chị em có thể gặp phải bao gồm:
- Đi tiểu đau
- Đau rát khi quan hệ
- Đầy hơi, táo bón
- Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn…
Khí hư màu nâu đen có máu – Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung chủ yếu do virus HPV tuýp 16, 18 gây ra, là bệnh lý ác tính có thể gây di căn và tử vong vào giai đoạn cuối. Ung thư cổ tử cung thường không gây triệu chứng ở giai đoạn sớm, người bệnh thường chỉ phát hiện vô tình khi đi thăm khám định kỳ.
Khí hư màu nâu và có máu kèm mùi hôi là một trong những triệu chứng ung thư cổ tử cung. Một số triệu chứng giai đoạn muộn của bệnh có thể là đau vùng chậu, giảm cân nhanh không rõ nguyên do, chảy máu vùng kín bất thường, đi tiểu khó chịu và đau buốt, chân sưng phù…
Khí hư có mùi bị ra máu – Viêm âm đạo
Ra nhiều khí hư kèm máu có mùi hôi còn có thể do chị em mắc bệnh viêm âm đạo gây ra. Đây là bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa phổ biến nhất, thường gặp ở chị em độ tuổi sinh sản 25-40 tuổi. Nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu do vi khuẩn, nấm, tạp trùng hay trùng roi Trichomonas gây ra.
Các triệu chứng điển hình khác của bệnh viêm âm đạo bao gồm:
- Khí hư có màu vàng hoặc xanh kèm mùi hôi tanh khó chịu, trường hợp nặng có thể ra khí hư có máu.
- Âm đạo – âm hộ đau rát, ngứa ngáy.
- Đau khi quan hệ, chảy máu vùng kín sau quan hệ.
- Đi tiểu khó khăn, buốt rát…
Ra khí hư có dính máu – Bệnh lý cổ tử cung
Vùng kín ra nhiều sợi khí hư lẫn máu đỏ tươi hoặc nâu có thể do những tổn thương ở cổ tử cung gây ra mà điển hình là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm cổ tử cung.
Một số triệu chứng nhận biết điển hình bao gồm:
- Khí hư có máu và mùi hôi khó chịu
- Đau rát khi quan hệ, chảy máu vùng kín bất thường
- Đau vùng bụng dưới, vùng kín sưng đau
- Đi tiểu đau và khó chịu…
Các bệnh lý cổ tử cung không được điều trị sớm gây cản trở tinh trùng vào tử cung gặp trứng, từ đó gia tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn. Hơn nữa, những tổn thương cổ tử cung lâu ngày có thể tiến triển thành tế bào ung thư, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Ra huyết trắng có sợi máu – Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là sự hình thành khối u hình tròn hoặc elip, có cuống ở cổ tử cung. Bệnh thường gặp chị em độ tuổi sinh sản đã sinh con nhiều lần.
Triệu chứng bệnh polyp cổ tử cung mà chị em có thể gặp phải bao gồm:
- Khí hư có máu và ra nhiều
- Khí hư có mùi hôi màu vàng
- Đau khi giao hợp
- Chảy máu sau khi quan hệ, máu chảy nhiều như máu kinh…
Khí hư kèm sợi máu – U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là sự hình thành một hay nhiều khối u bên trên hoặc trong buồng trứng. Khối u cứng trong như bã đậu hoặc có thể mềm bên trong chứa dịch.
U nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp phải ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, chúng có xu hướng hình thành trong giai đoạn rụng trứng và biến mất trong chu kỳ. Một số triệu chứng u nang buồng trứng mà chị em có thể nhận biết như:
- Đau vùng chậu khí hư có dính máu
- Căng tức vùng ngực, vú
- Đau khi giao hợp…
Đau bụng dưới ra khí hư có máu – Mang thai ngoài tử cung
Trong nhiều trường hợp, trứng đã thụ tinh không thể di chuyển về buồng tử cung mà lại làm tổ bên ngoài tử cung, thường ở vòi trứng hay ổ bụng, gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung. Trường hợp này cần được phát hiện và xử lý kịp thời, nếu thai phát triển lớn hơn có thể gây vỡ ổ bụng dẫn đến chảy máu trong, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Chị em xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm, đồng thời kèm theo hiện tượng khí hư có máu màu hồng, đau bụng dưới dữ dội…cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý sớm nhất.
Khí hư màu xanh có máu – Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây hiện tượng ra khí hư có dây máu ở nữ giới, điển hình là sùi mào gà, chlamydia, bệnh lậu…
Một số triệu chứng bệnh STDs thường gặp nhất bao gồm đi tiểu đau buốt, đi tiểu ra mủ, mọc mụn vùng kín, đau vùng chậu, khí hư bất thường.
Ra nhiều khí hư có máu phải làm sao?
Khí hư có máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nếu do hiện tượng sinh lý sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu khí hư có dính máu do bệnh lý gây ra bắt buộc phải đi thăm khám và điều trị y tế để bảo vệ tính mạng và sức khỏe sinh sản người bệnh. Do đó, khuyến cáo chị em khi gặp hiện tượng khí hư ra máu bất thường nên chủ động đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Thông thường, căn cứ vào nguyên nhân bệnh lý và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Cách chữa khí hư có máu bằng thuốc
Với trường hợp bệnh nhẹ hay viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc (thuốc uống và thuốc đặt âm đạo) giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời loại bỏ triệu chứng nhanh chóng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống kết hợp dung dịch vệ sinh an toàn, phù hợp để giải quyết viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Thuốc được kê đơn dựa trên tình trạng bệnh của mỗi người, do đó chị em tuyệt đối không tự đặt thuốc, tự đổi liều lượng thuốc để tránh làm viêm nhiễm thêm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
Cách chữa khí hư có màu bằng ngoại khoa
Với trường hợp bệnh nặng, việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì các bác sĩ có thể chỉ định ngoại khoa để điều trị.
- Sóng cao tần RFA: Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung/ viêm cổ tử cung, sóng cao tần không đốt nên không để lại sẹo, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Điều trị xâm lấn tối thiểu, loại bỏ hoàn toàn tế bào viêm nhiễm mà không gây tác động đến tế bào lành tính, giảm khả năng tái phát chỉ còn dưới 1%.
- Công nghệ ánh sáng sinh học: Được áp dụng kết hợp điều trị nội khoa cho các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo giúp tăng hiệu quả tiêu viêm, tiêu diệt vi khuẩn, phục hồi niêm mạc nhanh chóng.
Trên đây là giải đáp chi tiết của bác sĩ phụ khoa về hiện tượng khí hư có máu và cách điều trị hiệu quả nhất. Chị em cần tư vấn online và hẹn lịch khám có thể gọi đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thông qua số hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ miễn phí.