[Giải đáp] Mang thai có được xông lá trầu không?
Mang thai có được xông lá trầu không là thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu đặc biệt là những người bị viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn nhạy cảm này. Việc mang thai đã khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi cộng thêm những triệu chứng khó chịu ngứa ngáy vùng kín càng khiến cảm giác mệt mỏi thêm nghiêm trọng hơn.
Vậy để cải thiện triệu chứng này chị em có được xông lá trầu khi đang mang thai không mời bạn đọc cùng quan tâm theo dõi qua bài viết chia sẻ sau đây.
Lá trầu không có công dụng gì?
Trước khi giải đáp về thắc mắc mang thai có được xông lá trầu không, chúng ta cần hiểu rõ về tác dụng của lá trầu không khi xông hơi vùng kín.
Vùng kín bị viêm nhiễm là tình trạng có thể gặp phải ở bất cứ chị em nào dù đang mang thai hay không, nguyên nhân có thể là do vi khuẩn, trùng roi, hay ký sinh trùng,…tấn công.
Thông thường để điều trị tình trạng viêm nhiễm, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn sử dụng thuốc tây y. Bên cạnh đó cũng có một số chị em đã lựa chọn đến việc áp dụng các biện pháp dân gian và điển hình đó là xông lá trầu không.
Lá trầu không có tính ấm, vị hơi cay nồng có chứa nhiều hoạt chất với công dụng kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm tốt. Vì thế nên khi xông lá trầu không sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bất thường của vùng kín như ra nhiều khí hư, ngứa ngáy vùng kín, mùi hôi bất thường.
Tuy nhiên chị em cần nhớ rằng, với các phương pháp dân gian này sẽ không thể loại bỏ triệt để được tác nhân gây bệnh.
Lá trầu không là loại lá cây tự nhiên thường được ông bà ta từ xa xưa dùng để cải thiện các vấn đề bất thường về da như ngứa da, viêm da, hỗ trợ thúc đẩy nhanh làm lành các tổn thương trên da và đặc biệt cải thiện triệu chứng khó chịu do viêm nhiễm phụ khoa gây ra. Vậy liệu rằng khi mang thai, mẹ bầu có được xông lá trầu không?
Mang thai có được xông lá trầu không?
Mang thai có được xông lá trầu không là vấn đề được quan tâm khá phổ biến hiện nay. Như chúng ta cũng biết, khi mang thai dịch tiết âm đạo thường ra nhiều hơn thậm chí còn có nguy cơ gây viêm nhiễm cao nên khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.
Tình trạng này thực tế cũng khá nguy hiểm bởi nó có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu ( dễ sảy thai, sinh non) và sự phát triển của thai nhi nên rất cần được điều trị sớm.
Mặt khác lá trầu không từ xưa đến nay luôn được biết đến với rất nhiều công dụng như sát khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương, thậm chí được sử dụng trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Thế nhưng không phải đối với bất cứ trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách chữa này.
Xông lá trầu không là cách chữa dân gian có thể mang lại hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thậm chí với một số người sẽ còn khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi xông lá trầu.
Đối với phụ nữ khi đang mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa, việc xông lá trầu không thường không được khuyến cáo áp dụng. Bởi khi xông lá trầu không có thể xảy ra một số những rủi ro cho mẹ bầu như sau:
- Hơi nước nóng gây bỏng mô âm đạo
- Trang thiết bị sử dụng để xông hơi không được đảm bảo an toàn, sạch sẽ càng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín
Dù mức độ viêm nhiễm nặng hay nhẹ mẹ bầu cũng cần đi thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu áp dụng cách chữa này mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn tốt nhất.
Hướng dẫn cách dùng lá trầu không để xông hơi vùng kín
Mang thai có được xông lá trầu không? Dù mang thai hay không mang thai thì khi sử dụng lá trầu không để xông, chị em cũng cần thực hiện theo đúng trình tự các bước sau đây:
- Chuẩn bị: Nắm lá trầu không và 2 lít nước sạch
- Lá trầu không đem đi rửa sạch để loại bỏ hết vi khuẩn, chất bẩn bám trên lá
- Vò nát lá trầu không sau đó đem đun cũng 2 lít nước đã được chuẩn bị đến khi sôi thì tắt bếp
- Đổ nước lá trầu không ra chậu nhỏ, sau đó tiến hành xông hơi vùng kín
- Sau khi đã tiến hành xông hơi xong có thể sử dụng nước xông để rửa vùng kín
- Dùng khăn sạch thấm khô vùng kín
Có thể thấy việc tiến hành xông lá trầu không khá đơn giản và dễ thực hiện tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chị em cần phải lưu ý đến một số những vấn đề sau đây
- Nên chọn lựa và sử dụng những chiếc lá trầu không lành lặn, sạch sẽ, tươi, không bị dập nát, đảm bảo không bị nhiễm hóa học ( thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,…)
- Nên ngâm lá trầu không với nước muối pha loãng trong khoảng từ 10 đến 15 phút để loại bỏ nấm, vi khuẩn bám trên lá trầu
- Khi tiến hành xông lá trầu không cần đảm bảo giữ khoảng cách nhất định không gây nóng, bỏng, phỏng, không dùng nước lá trầu không để thụt rửa sâu vào âm đạo
- Không quá lạm dụng giải pháp dân gian này bởi thực hiện xông lá trầu không quá nhiều lần sẽ khiến cho vùng kín mẹ bầu trở nên khô hơn, từ đó không đem lại hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
- Trong quá trình thực hiện nếu gặp bất cứ vấn đề bất thường nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ ngay
- Thăm khám sức khỏe thai kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Xông lá trầu không được đánh giá là một cách chữa dân gian, nhưng chưa được y học chứng minh về tính hiệu quả. Đây là toàn bộ những kinh nghiệm được đúc kết và truyền tai nhau áp dụng, vậy nên mẹ bầu có nên áp dụng cách chữa này hay không hãy suy nghĩ thật kỹ.
Một số rủi ro có thể gặp phải khi mẹ bầu xông lá trầu không
Mang thai có được xông lá trầu không? Trước khi dùng lá trầu không để xông hơi, chị em nên cân nhắc về một số những rủi ro có thể gặp phải như sau:
- Trong lá trầu có chứa các thành phần hóa học như arecolin, tanin gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với cả mẹ bầu và thai nhi
- Với hàm lượng caffeine có trong lá trầu không có thể dẫn tới các chứng mất ngủ và cảm giác lo lắng tới cho mẹ bầu
- Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn cả vậy nên sẽ cần phải cẩn trọng tuyệt đối khi dùng lá trầu không để xông
Cho dù lá trầu không đem lại khá nhiều lợi ích và công dụng đặc biệt đối với việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa, tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai vẫn nên thận trọng với cách chữa dân gian này. Cách tốt nhất đó là hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cụ thể để đảm bảo an toàn tốt nhất cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Như vậy qua những chia sẻ bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có lời giải đáp chính xác cho thắc mắc mang thai có được xông lá trầu không. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.