Nữ giới nên biết: Đa nang buồng trứng có thai được không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Kim Vân - 09/09/2023

Đa nang buồng trứng có thai được không là vấn đề được phụ nữ đặc biệt quan tâm. Bởi đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản nhưng có thể điều trị được.

Vậy buồng trứng đa nang có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể mang bầu không? Dưới đây là một số thông tin chi tiết để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng theo dõi.

Tìm hiểu chung hội chứng buồng trứng đa nang

Trước khi trả lời cho thắc mắc “Đa nang buồng trứng có thai được không?”, ta cùng điểm qua chút về buồng trứng đa nang ở nữ giới. Hội chứng đa nang buồng trứng hay còn gọi là Stein – Leventhal (PCOS) là căn bệnh phụ khoa dễ gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

Bị đa năng buông trứng nguy hiểm như thế nào?

Đây là hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng nội tiết tố, hàm lượng Insulin và Androgen (nội tiết tố nam) trong cơ thể tăng. Buồng trứng xuất hiện các nang noãn nhỏ dưới 10mm qua hình ảnh siêu âm. Đồng thời buồng trứng sẽ có lớp vỏ dày cản trở quá trình thụ thai.

Khi bệnh ở giai đoạn đầu, đa nang buồng trứng không có dấu hiệu cụ thể khiến chị em khó nhận biết. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu nhận biết hội chứng này để chị em tham khảo, bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều: chu kỳ hành kinh không đều hoặc vô kinh 
  • Lượng androgen dư thừa: rậm lông, mụn trứng cá nặng, hói đầu kiểu nam.
  • Thừa cân, béo phì: có khoảng 30% – 50% phụ nữ mắc bệnh do quá trình chuyển hóa rối loạn nên phân bố mỡ không đều.
  • Ngưng thở khi ngủ: ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ cũng là dấu hiệu phổ biến
  • Sắc tố da vùng háng, cổ và nách sẫm màu
  • Mọc nhiều lông trên mặt, bụng, lưng, bắp đùi khiến sản sinh ra nhiều nội tiết tố nam, da nhờn, nhiều mụn.
  • Tâm trạng phụ nữ thất thường: căng thẳng lo âu, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm.
  • Trong hình siêu âm cả 2 buồng trứng có khoảng >20 nang hoặc thể tích buồng trứng >10ml.

Theo các chuyên gia, bệnh buồng trứng đa nang gây ra do nhiều nguyên nhân khác:

  • Do di truyền trong gia đình: người thân hoặc có huyết thống nếu bị bệnh sẽ dễ dẫn đến bạn có thể đã mắc bệnh
  • Insulin dư thừa: loại hormone này được sản xuất trong những tế bào tuyến tụy cho phép dùng glues
  • Thói quen lối sống và chế độ ăn uống: ăn quá nhiều tinh bột gây ra hội chứng đa nang buồng trứng.

Đọc thêm:

Chuyên gia cho biết bệnh đa nang buồng trứng có chữa được không, chữa bằng cách nào?

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có thai được không?

Bị đa năng buồng trứng có thai được không?

Nỗi lo lắng buồng trứng đa nang sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí là vô sinh không của riêng ai. Có rất nhiều chị em rất quan tâm đến vấn đề này, trong thời gian qua câu hỏi “Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có thai được không?” liên tục được gửi về cho phòng khám.

Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết người mắc hội chứng này vẫn có khả năng mang thai tự nhiên. Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng không phải ai bị đa nang buồng trứng cũng không thể có con. Do kinh nguyệt không đều cùng rối loạn phóng noãn dẫn đến chậm có con, hiếm muộn. 

Nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách thì chị em hoàn toàn có thể mang thai được. Trong trường hợp để bệnh càng lâu thì khả năng mang thai sẽ càng thấp.

Trường hợp người bị đa nang buồng trứng một bên được phát hiện sớm và chữa trị ngay thì tỷ lệ mang thai thành công có thể tăng cao hơn so với người bị buồng trứng đa nang cả 2 bên.

Hiện nay với nền y học đang ngày càng phát triển, phụ nữ bị buồng trứng đa nang có thể được điều trị theo nhiều phương pháp hiện đại khác nhau để phù hợp với từng trường hợp. 

Căn cứ vào tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa khỏi buồng trứng đa nang giúp điều hòa kinh nguyệt và bảo vệ khả năng sinh sản nữ giới.

Đọc thêm:

Đa nang buồng trứng 2 bên nguy hiểm đến như thế nào?

Các phương pháp điều trị đa nang buồng trứng ở nữ giới

Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có thai được không còn phải phụ thuộc vào việc điều trị bệnh có kịp thời và đúng cách hay không. Vậy nên, nếu có phát hiện bất thường hoặc khi quan hệ đều đặn, không sử dụng các biện pháp tránh thai liên tục trong thời gian dài mà không có con thì nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để khám, tư vấn và điều trị sớm.

Dưới đây là các biện pháp điều trị buồng trứng đa nang nhưng vẫn bảo vệ được khả năng sinh sản ở chị em.

Thay đổi thói quen sống, giảm cân hợp lý: chế độ ăn dinh dưỡng nhiều chất xơ, vitamin, sắt; tránh thực phẩm nhiều đạm, tinh bột, đường. Vận động cường độ phù hợp thường xuyên; hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng.

Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ: để phát hiện sớm và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao…

Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ

Những thuốc dùng điều trị buồng trứng đa nang thường được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc tránh thai: thuốc có chứa estrogen và progestin làm giảm androgen, điều chỉnh estrogen. Điều chỉnh nội tiết tố làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, điều chỉnh chảy máu bất thường, mọc tóc quá mức và nổi mụn.
  • Uống progestin: điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, bảo vệ chống lại ung thư nội mạc tử cung.
  • Dùng thuốc kích thích rụng trứng theo chỉ định của bác sĩ: sử dụng một số loại thuốc để kích thích rụng trứng là cần thiết nếu đang cố gắng để mang thai. Có 2 dạng thuốc được sử dụng là dạng tiêm và dạng uống. Bác sĩ sẽ cân nhắc, xem xét dựa vào tình trạng của từng trường hợp bệnh nhân để kê các loại thuốc thích hợp.
  • Thuốc giảm sự phát triển mọc tóc quá mức: thuốc tránh thai Spironolactone (Aldactone) (không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai); Eflornithine (Vaniqa); điện di 

Can thiệp ngoại khoa: 

  • Sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng để điều trị đa nang buồng trứng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng việc mở ổ bụng để tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng làm giảm mức độ tiết tố nam, dễ phóng noãn hơn để thụ thai dễ hơn. 
  • Phương pháp có ưu điểm là tỷ lệ gây rụng trứng khá cao, chu kỳ kinh đều hơn, phóng noãn theo chu kỳ. Tuy nhiên việc đốt nhiều làm suy buồng trứng, gây ra biến chứng sau phẫu thuật. Nên phương pháp này giờ ít được lựa chọn.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): 

  • Bác sĩ chỉ định tiêm các loại thuốc hỗ trợ sinh sản để kích thích buồng trứng cung cấp số lượng trứng trưởng thành chất lượng tốt. Trứng sau khi được thụ tinh bằng cách tiêm tinh trùng vào noãn trưởng thành để hình thành phôi. 
  • Phôi sẽ được nuôi trong môi trường nhân tạo 3 – 5 ngày và sẽ được cấy vào tử cung phụ nữ. Sau khoảng 12 ngày chuyển phôi, bác sĩ sẽ yêu cầu người phụ nữ thử thai để xem chu kỳ chuyển phôi có thành công hay không.
  • Việc thành công hay không còn phụ thuộc vào khả năng sinh sản và độ tuổi của nữ giới thực hiện phương pháp này.

Hy vọng những thông tin giải đáp thắc mắc đa nang buồng trứng có thai được không trong bài viết sẽ hữu ích với chị em. Nếu còn có thắc mắc nào liên quan hãy gọi ngay vào số điện thoại 0243 9656 999 để được giải đáp cụ thể nhất, hỗ trợ tư vấn 24/7.